Meta description là gì? Cách tối ưu description trong SEO

Tối ưu thẻ description 22 Th3

Meta description là gì? Cách tối ưu description trong SEO

  Blog

Dù bỏ ra nhiều chi phí SEO nhưng kết quả vẫn không được như ý. Bạn bối rối không biết nguyên nhân từ đâu? Liệu có phải là do chưa tối ưu Description? Có thể bạn chưa nghe đến thuật ngữ này. Đừng lo lắng, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ định nghĩa và hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả “vũ khí marketing” này trong quá trình thiết kế website chuẩn SEO nhé!

Meta Description là gì?

Thẻ mô tả.
Meta Description hay còn được gọi là Thẻ mô tả.

Muốn tối ưu Description, chúng ta cần phải đi tìm hiểu định nghĩa cũng như vai trò mà nó mang tới cho Website. Trước hết, Description hay Meta Description một đoạn thông tin ngắn gọn tóm tắt nội dung của website. Thông tin này xuất hiện ở trong phần kết quả của các công cụ tìm kiếm. Nội dung của phần description này thường được quy định trong thẻ meta mà các công ty thiết kế website đặt trong phần code header của trang, ví dụ bạn truy cập vào website monamedia.co, bấm tổ hợp phím Ctrl + U để view source, Ctrl+F để tìm từ khóa “description”, bạn sẽ thấy một đoạn văn bản được quy định bởi thuộc tính content và cũng chính là description của trang.

Meta Description giúp những người tìm kiếm có thể đánh giá nhanh về nội dung tổng quát của website mà họ sắp truy cập. Từ đó, lựa chọn ra kết quả phù hợp, đúng với mong muốn.

Người làm dịch vụ SEO có thể viết Thẻ mô tả – Meta Description cho hầu hết các dạng nội dung. Bạn có thể viết trên 1 website bình thường cho đến cái bài viết bên trong, Ebook,… miễn là nội dung đó được đăng tải trên Website.

Thẻ Meta Description là yếu tố xếp hạng?

Sự quan trọng của thẻ Meta Description.
Sự quan trọng của thẻ Meta Description.

Trước hết cần khẳng định ngay, Meta Description không phải là một yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng trực tiếp của website trên công cụ tìm kiếm. Hiện nay, Google vẫn đang căn cứ vào dữ liệu CTR – tỷ lệ nhấp chuột để đánh giá xếp hạng website.

Tuy nhiên, Google vẫn coi việc tối ưu Description là một trong những bước cần thiết trong quá trình SEO. Giả sử 2 trang web đều có nội dung hấp dẫn, sáng tạo. Một trong số đó lại có thẻ Meta thú vị sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn. Điều này gián tiếp đẩy Website đó lên top của bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm.

Còn với trang Website không sử dụng Description, Google sẽ tự động tạo thẻ Meta từ những bài viết cũ và nội dung này thường vô nghĩa, khó hiểu. Người dùng sẽ không muốn nhấn vào những kết quả như vậy.

Mục đích khi tối ưu Meta Description?

Trong SEO, thẻ Meta Description là nơi để người làm SEO đặt từ khóa chính mà nội dung đó hướng tới. Không chỉ tăng tương tác với người dùng mà còn tác động đến kết quả tìm kiếm của Google.

+ Thẻ Meta Description giúp tóm tắt nội dung bài viết, website muốn nói đến một cách ngắn gọn chính xác.

+ Được sử dụng như một cách quảng cáo ngắn về nội dung trên kết quả tìm kiếm. Thu hút người dùng nhấn vào trang.

+ Với những từ khóa có mức độ canh tranh cao. tối ưu Description tốt, giúp bài viết sẽ hấp dẫn, tăng tỷ lệ khách hàng nhấn vào Website hơn so với đối thủ.

Cách tạo ra thẻ Meta Description

Thẻ Meta Description thường không được hiển thị trực tiếp trên Website. Muốn tạo thẻ này, người dùng cần đăng nhập vào hệ thống quản lý nội dung. Hiện nay thị trường có khá nhiều hệ thống quản lý nội dung khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cách viết thẻ Description với công cụ Yoast SEO trên WordPress.

Bước 1: Vào một bài viết có sẵn hoặc tự tạo một bài đăng mới;

Bước 2: Tìm đến mục Yoast SEO options thường nằm ở cuối bài viết;

Bước 3: Nhận vào vị trí của thẻ Meta Description và điền nội dung;

Bước 4: Lưu lại thay đổi hoặc đăng tải bài viết.

4 mẹo kỹ thuật để tối ưu Meta Description chất lượng

Tối ưu thẻ Meta Description.
Tối ưu thẻ Meta Description là cách hiệu quả để nâng cao sự cạnh tranh cho website.

Muốn tối ưu Description thì bạn cần phải bỏ thời gian để nghiên cứu tìm hiểu. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp lớn bỏ ra rất nhiều tiền để làm SEO nhưng thẻ meta lại kém chất lượng. Ngược lại, một số doanh nghiệp hay công ty cung cấp dịch vụ SEO lại biết cách viết thẻ mô tả hấp dẫn, mang đến hiệu quả không ngờ.

Dưới đây là một số mẹo hữu ích mà chúng tôi đã tổng kết để giúp bạn tạo Meta Description thật chất lượng.

1. Tối ưu nội dung cho thẻ Meta Description

Thẻ Meta Description cần miêu tả chính xác nội dung bên trong của bài viết. Nếu viết nội dung không đúng vài bài viết, người dùng sẽ thoát khỏi trang Web ngay lập tức. Điều này sẽ làm giảm thứ hạng tìm kiếm. Lưu ý, hãy tạo ra thẻ mô tả ngắn gọn và có độ dài tối đa trong khoảng từ 150 – 160 ký tự.

2. Sử dụng từ khóa nhưng không lạm dụng

Bạn nên đặt từ khóa bên trong thẻ Meta Description. Điều này sẽ giúp Google hiểu được nội dung chính mà bài viết đang nói đến là gì. Khi người dùng tìm kiếm đúng từ khóa thì công cụ cũng sẽ bôi đậm, làm nổi bật từ đó.

3. Tạo thẻ Meta cho website có nội dung hướng tới người dùng

Thẻ Meta Description chất lượng sẽ ảnh hướng gián tiếp đến kết quả xếp hạng tìm kiếm. Nhiều người thường cố gắng chèn thật nhiều từ khóa vào thẻ này để được Google đánh giá cao.

Tuy nhiên, bạn nên viết nội dung hướng tới người dùng và chèn từ khóa sao cho thật tự nhiên. Bởi dù bài viết được tối ưu tốt mà không có người nhấn vào thì vẫn sẽ làm giảm xếp hạng trang web.

4. Mỗi thẻ Meta Description đều là duy nhất

Thẻ Meta Description của mỗi trang web hay thậm chí là bài viết phải thật độc đáo và duy nhất. Nếu Google phát hiện thấy các thẻ có nội dung trùng lặp thì sẽ nhận định đó là hành vi sao chép và sẽ bị phạt.

Tối ưu Description là cách đơn giản giúp bạn có thêm cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Mong rằng với nội dung mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết ở trên sẽ giúp bạn bạn Marketing thật hiệu quả trong thời đại thương mại điện tử hiện nay.